Ngày 23/5/2024, Cục Công Thương địa phương – Bộ Công Thương đã ban hành
Công văn số 480/CTĐP-QLKC gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đề nghị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025, Cục Công
thương địa phương triển khai xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025 với các nội
dung cụ thể như sau:
Về đăng ký kế
hoạch khuyến công quốc gia: Trước ngày 20/6/2024, đăng ký kế hoạch
KCQG gửi về Cục Công thương địa phương; Trước ngày 30/9/2024 đơn vị
gửi 01 bộ hồ sơ các đề án đã đăng ký (tại danh mục đề án, nhiệm vụ đăng ký
kế hoạch KCQG năm 2025) hoặc Bản đăng ký kế hoạch KCQG (đối với đề án điểm) về
Cục CTĐP để thẩm định cấp Bộ.
Đoàn nghiệm thu Đề án KCQG năm 2023 ứng
dụng MMTBTT trong CB các
SP từ cây sen
1. Đối tượng đề
nghị hỗ trợ
Tổ chức, cá
nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện,
thị xã, thị trấn, các xã và phường thuộc thành phố Vinh được chuyển đổi từ xã
chưa quá 05 năm; bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh,
các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật có đủ điều kiện sau đây:
- Chưa được hỗ
trợ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nước cho cùng một nội dung đề nghị.
- Đã đầu tư vốn
hoặc cam kết đầu tư, đủ kinh phí để thực hiện đề án nếu được hỗ trợ.
- Sản phẩm sản
xuất phù hợp với chiến lược, quy hoạch về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp của địa phương.
2. Ngành, nghề
hỗ trợ
Công nghiệp chế
biến nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm. Sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng
và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập nhẩu. Công nghiệp hóa chất phục vụ nông
nghiệp, nông thôn. Sản xuất vật liệu xây dựng.
Sản xuất sản
phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị dụng cụ cơ khí, điện,
điện tử - tin học. Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và công nghiệp
hỗ trợ; Sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp; Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các
cơ sở sản xuất công nghiệp; xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp,
cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.
3. Nội dung hỗ
trợ và định mức hỗ trợ:
Nội dung và mức
chi hoạt động khuyến công được áp dụng theo Điều 6 và Điều 8 Thông tư số
28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập, quản lý,
sử dụng kinh phí khuyến công.
Định mức xét hỗ
trợ đối với một số hoạt động khuyến công Quốc gia áp dụng theo Quyết định số 4371/QĐ- BCT ngày
23/11/2018 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt định mức hỗ trợ kinh phí khuyến
công quốc gia.
4. Để đảm bảo
tính khả thi của đề án, đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã đề xuất kế
hoạch tập trung vào các nội dung như:
- Hỗ trợ xây
dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm
mới. Lựa chọn xây dựng các mô hình về chế
biến nông – lâm – thủy sản, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
công nghiệp; mô hình tổ chức sản xuất theo hướng tuần hoàn, phát triển sản xuất
để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn; mô hình
khác theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành,
địa phương;
- Hỗ trợ ứng
dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất. Đổi mới máy móc thiết bị, nâng cấp quy
trình sản xuất công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng các nguồn nguyên liệu hoặc
đưa ra các sản phẩm có tính bảo vệ môi trường, bền vững;
- Hỗ trợ các cơ
sở công nghiệp nông thôn sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường;
Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn và nhân rộng mô
hình áp dụng. Hỗ trợ lập
quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp (lựa chọn đề án đảm bảo tiến độ hoàn thành
trong năm kế hoạch); hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi
trường tại các cụm công nghiệp (lựa chọn cụm công nghiệp có hồ sơ pháp lý đầy
đủ và chủ đầu tư dự kiến hoàn thành hạng mục hoặc gói thầu đề nghị hỗ trợ trong
năm kế hoạch);
Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu;
ưu tiên các đề án có sản phẩm được bình chọn, cấp giấy chứng nhận cấp khu vực,
quốc gia (giấy chứng nhận còn hiệu lực).
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp
nông thôn. Đào tạo
nghề nghiệp theo nhu cầu của các cơ sở, giải quyết nhiều việc làm, sản xuất sản
phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu, khôi phục phát triển ngành nghề truyền
thống, ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0; Hỗ trợ
thành lập doanh nghiệp tại các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ tư vấn thông tin phát triển công nghiệp
nông thôn. Tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác truyền thông. Tư
vấn, hướng dẫn lập dự án đầu tư, marketing, quản lý sản xuất, tài chính, kế
toán, nhân lực, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh và thiết kế mẫu
mã, bao bì đóng gói.
- Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện;
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến
công; Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động khuyến công.
Đây là nội dung quan trọng, có ý
nghĩa để hỗ trợ từ nguồn ngân sách Quốc gia cho các cơ sở công nghiệp
nông thôn trên địa
bàn các huyện, thành phố, thị xã phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
làng nghề có hiệu quả. Các cơ sở công nghiệp nông thôn có nhu cầu hưởng kinh phí
khuyến công đề nghị đăng ký xây dựng kế hoạch khuyến công Quốc
gia gửi về Sở Công Thương (qua Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn phát triển Công
Thương, địa chỉ: số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An trước ngày 16/6/2024) để tổng hợp trình Cục Công Thương địa phương xem xét hỗ
trợ.
Đoàn tham quan trình diễn mô hình sản xuất
SP miến dong thuộc Đề án KCQG năm 2023
Chi tiết Công văn xem tại đây: Tải về./.